Xây nhà ai cũng muốn tiết kiệm chi phí tối đa nhưng chất lượng vẫn đảm bảo luôn là bài toán được đưa ra để cân nhắc. Với mỗi công trình xây dựng nhà ở khác nhau được xây dựng trên những vị trí khác nhau sẽ yêu cầu việc gia cố móng bằng phương pháp khác nhau. Vậy khi nào cần ép cọc bê tông trong xây dựng. Hãy cùng Thành Nam đi khám phá để trả lời cho câu hỏi trên nhé.
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là dùng lực ép từ các máy móc chuyên dụng để đóng các cọc được tạo ra từ bê tông cốt thép xuống nền móng ở độ sâu quy định đã được tính toán trước đó.
Người ta thường ép cọc bê tông cho những công trình nhà cao tầng xây dựng trên nền đất yếu bởi móng cọc chịu tải cực kỳ lớn. Tùy vào từng phương pháp ép cọc khác nhau mà khả năng chịu tải trọng của cọc bê tông có thể lên đến hàng chục tấn.
Ngoài ra để tăng khả năng chịu tải người ta có thể ghép cọc đôi, cọc 3. Kiểu ép cọc này yêu cầu đóng nhiều cọc bê tông canh nhau sau đó mới thi công đài cọc, thường sử dụng cho các công trình lớn. Tuy nhiên cần cân nhắc thật kỹ lưỡng bởi có thể gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, đặc biệt là nhà liền kề.
Có rất nhiều phương pháp ép cọc khác nhau nhưng 2 phương pháp được sử dụng phổ biến cho các công trình nhà ở dân dụng vẫn là: ép tải và ép neo.
Khi nào cần ép cọc bê tông
Ép cọc bê tông không còn quá xa lạ đối với các trình xây dựng nhà ở dân dụng, mục đích của ép cọc bê tông là giúp tăng khả năng chịu tải trọng của móng nhà. Vì vậy nếu có nhu cầu thì gia chủ hoàn toàn có thể ép cọc bê tông.
Rất khó để trả lời khi nào cần ép cọc bê tông bởi theo quan niệm xưa, những ngôi nhà cao tầng hoặc được xây trên nền đất yếu mới cần ép cọc bê tông, Tuy nhiên cọc bê tông hiện nay đã trở nên phổ biến, tùy vào nhu cầu cũng như quy mô của công trình, vị trí xây dựng mà chúng ta hoàn toàn có thể ép cọc bê tông để tăng độ an toàn cho ngôi nhà trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên nếu bạn đang tính toán sao cho tiết kiệm chi phí nhất thì những trường hợp dưới đây thì cần được ép cọc bê tông
– Công trình từ 5 tầng trở lên
– Công trình xây dựng có hầm
– Các công trình biệt thự
– Các công trình công cộng, khách sạn, nhà hàng, văn phòng
– Nhà xưởng, nhà kho
– Vị trí xây dựng có nền đất yếu, gần ao hồ
– Những công trình nhỏ nhưng có ý định nâng tầng trong tương lai
– Khi nào không dùng cọc bê tông
Như chúng tôi đã nói ở trên, tùy vào yêu cầu của từng công trình mà có nên ép cọc bê tông hay không. Dưới đây là những trường hợp không cần ép cọc bê tông
– Công trình nhà cấp 4, nhà thấp tầng xây dựng trên có đất cứng, chịu lực tốt.
– Gia chủ không có ý định nâng tầng trong tương lai
– Vị trí xây dựng có nền đất quá cứng, không thể đâm cọc qua được
– Tải trọng công trình lớn hơn khả năng chịu tải của cọc bê tông
– Với những công trình có tải trọng lớn mà nền đất quá cứng, không thể dùng phương pháp thông thường có thể dùng phương pháp ép cọc khoan nhồi với tiết diện lớn.
Yêu cầu khi ép cọc bê tông
Mỗi một phương pháp thi công đều có những yêu cầu riêng đòi hỏi phải thực hiện chuẩn xác để đảm bảo chất lượng công trình. Và ép cọc bê tông cũng có những yêu cầu cần phải tuân thủ để đảm nền móng đạt chất lượng tốt nhất.
Yêu cầu khi ép cọc bê tông phụ thuộc vào công trình xây dựng, vì vậy trước khi thực hiện bất kỳ một biện pháp thi công nào cần phải khảo sát công trình thực tế, từ đó tìm ra những yêu cầu và điều kiện sao cho phù hợp với công tác ép cọc bê tông.
Dưới đây là những yêu cầu cơ bản mà chúng tôi tổng hợp được, bạn có thể tham khảo để có cái nhìn khách quan nhất trước khi lựa chọn phương pháp ép cọc bê tông:
– Nền móng đáp ứng được phương pháp ép cọc bê tông
– Mặt bằng phù hợp để vận chuyển và đặt máy móc khi thi công ép cọc
– Các công trình xung quanh liền kề có kết cấu chắc chắn đảm bảo quá trình ép cọc không ảnh hưởng gì tới nhà bên cạnh
– Địa chất khu vực xung quanh công trình đảm bảo
– Công trình nằm ở những vị trí di chuyển thuận lợi để có thể vận chuyển cọc và máy móc.
Ưu điểm của ép cọc bê tông
Để trả lời cho câu hỏi có nên ép cọc bê tông hay không thì chúng ta hãy cùng đi phân tích những ưu điểm của loại cọc này nhé.
– Thi công nhanh chóng, dễ dàng.
– Chi phí thi công thấp hơn so với các phương pháp khác.
– Với những mặt bằng sâu vẫn có thể áp dụng.
– Mức độ chịu tải và gia cố cho công trình chắc chắn.
– Áp dụng được với hầu hết các công trình nhà ở hiện nay.
– Với những công trình có nền đất kém vẫn có thể áp dụng.
– Đảm bảo chất lượng và độ bền vững với thời gian cho công trình.
– Đa dạng về chủng loại, hình thức để phù hợp với mọi công trình.
– Giá thành tương đối ổn định ở trên thị trường hiện nay.
– Tiết kiệm được chi phí nhân công do dùng máy móc là chủ yếu.
Quy trình ép cọc bê tông
Ép cọc bê tông là dùng lực ép từ các máy móc chuyên dụng để đóng các cọc được tạo ra từ bê tông cốt thép xuống nền móng ở độ sâu quy định đã được tính toán trước đó. Tuy nhiên quy trình ép cọc cần được diễn ra chuẩn xác theo các bước sau đây:
Bước 1: Khảo sát địa hình xây dựng
Bước đầu tiên trong quy trình ép cọc bê tông là khảo sát địa hình xây dựng. Đây là một bước vô cùng quan trọng bởi nó giúp các định phương pháp thi công móng cọc nào cũng như số lượng và vị trí cọc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Có rất nhiều công trình bỏ qua bước này dẫn đến quá trình thi công gặp nhiều rủi ro cũng như không tìm được phương pháp thi công phù hợp ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và độ bền vững của công trình.
Bước 2: Vận chuyển máy móc và cọc ép
Bước tiếp theo trong quy trình ép cọc bê tông là vận chuyển cọc và các máy móc chuyên dụng phục vụ cho quá trình ép cọc đến vị trí xây dựng. Bước này đòi hỏi giao thông phải thuận tiện, vị trí xây dựng phải đảm bảo có thể lắp dựng máy móc.
Một lưu ý quan trọng là cần bố trí sao để không ảnh hưởng đến các ngôi nhà xung quanh cũng như giao thông của khu vực xây dựng bởi số lượng cọc ép thường rất lớn, các loại máy móc chuyên dụng có trọng lượng cũng như chiếm diện tích khá lớn. Đồng thời phải đảm bảo máy móc và cọc được đặt ở vị trí thuận lợi cho quá trình ép cọc
Bước 3: Thi công ép cọc
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cọc ép và máy móc chuyên dụng thì chúng ta sẽ đến với công tác ép cọc. Chúng ta cần đánh dấu vị trí cần ép tâm rồi tiến hành ép thử để kiểm tra chất lượng cọc ép cũng như độ lún sâu của nền móng.
Khi công tác ép thử diễn ra thuận lợi có thể tiến hành ép cọc theo đúng phương án và các vị trí ép đã được đánh dấu từ trước đó.
Bước 4: Nghiệm thu
Nghiệm thu là quy trình thẩm định, thu nhận, kiểm tra sau khi xây dựng trước khi đến với công tác tiếp theo. Nghiệm thu giúp kiểm tra chất lượng ép cọc xem đã đúng và đủ tiêu chuẩn chưa để có thể tiến hành công tác tiếp theo. Nghiệm thu cần đảm bảo thực hiện đúng theo bản thiết kế, đánh giá công trình có đạt kỹ thuật và chất lượng hay chưa.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi ép cọc bê tông
Để công tác ép cọc diễn ra một cách thuận lợi, chúng tôi đã tổng hợp những lưu ý cần ghi nhớ dưới đây:
– Việc xác định vị trí tim cọc trước khi ép cọc là vô cùng quan trọng, tim cọc cần được đánh dấu và được ép chuẩn xác vị trí để cọc ép đạt được khả năng chịu tải tốt nhất.
– Các bước thi công cần được kiểm tra và thử trước một cách cẩn thận để tránh được các sự cố xảy ra.
– Nên ép cọc liên tục đến khi phần cọc trồi lên bề mặt đất tầm 60cm – 80cm sẽ dừng lại.
– Quá trình ép cọc không tránh được việc phải nối cọc, khi nối cọc phải được hàn theo đúng kỹ thuật và chuẩn theo bản vẽ thiết kế.
– Đội ngũ nhân công phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình ép cọc bê tông.
Trên đây là những tìm hiểu của chúng tôi về phương pháp ép cọc bê tông và trả lời cho câu hỏi khi nào cần ép cọc bê tông trong xây dựng. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có thêm những kiến thức về ép cọc bê tông và áp dụng nó để lên kế hoạch xây dựng cho ngôi nhà của chính mình nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá xây nhà trọn gói mới nhất 2023 tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Xây Dựng Thành Nam sẵn sàng phục vụ quý khách
Cô chú anh chị có nhu cầu xây nhà, sửa chữa cải tạo nhà cũ vui lòng gọi ngay cho Thành Nam để được phục vụ