Kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc Thái là hai trong những lối kiến trúc độc đáo và ấn tượng nhất trong mọi thời đại. Hôm nay, hãy cùng Kiến Trúc Thành Nam tìm hiểu về sự khác nhau giữa mái Thái và mái Nhật trong hai lối kiến trúc này nhé.

MÁI NHẬT LÀ GÌ?

Định nghĩa: Kiến trúc Nhật Bản (日本建築 Nihon kenchiku?) là quy thức xây cất truyền thống của Nhật Bản với một số đặc điểm: nhà cửa chủ yếu làm bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp ngói hoặc tranh. Thiết kế bên trong không xây tường vách mà ngăn buồng bằng cửa lùa (fusuma) nên có thể tùy biện điều chỉnh không gian lớn nhỏ. Sàn nhà bằng gỗ, lát chiếu, không kê bàn ghế gì cả mà quỳ hay ngồi bệt trên sàn. Khi cần thì trải nệm nằm ngủ hoặc dùng bàn thấp. Giường ghế thì mãi đến thế kỷ 20 mới phổ biến. Dù vậy từ thế kỷ 19, kiến trúc phương Tây đã du nhập Nhật Bản, tiếp theo là các kiểu hiện đại, và hậu hiện đại khiến Nhật Bản ngày nay có vai trò tiên tiến trong các ngành thiết kế, kiến trúc và công nghệ xây cất. Theo wikipedia.

Mái nhà kiểu Nhật là kiểu mái có xuất phát điểm từ đất nước Nhật Bản, là đất nước của hoa anh đào, đất nước của mặt trời mọc, kiểu mái này gồm 2 dạng: mái ngói dốc và mái ngói bằng bê tông, mái nhà của người Nhật có đặc trưng là có độ bằng rất cao, dù là mái dốc đi chăng nữa thì độ dốc của mái Nhật chỉ có độ dốc nhẹ không như kiểu dốc mái Thái ta thường quan sát thấy. Kiến trúc nhà Nhật bản nói chung hay mái nhà Nhật nói riêng thường được tối giản tối đa cũng như tiện lợi trong sinh hoạt, sự thoải mái – một đặc trưng của con người Nhật Bản.

MÁI THÁI LÀ GÌ ?

Hiện nay những mẫu nhà mái thái ngày càng được nhiều gia đình yêu thích bởi nó không chỉ đẹp về tính thẩm mỹ mà còn tối ưu rất tốt  mặt bằng công năng sử dụng. Kiến trúc mái thái không chỉ được sử dụng ở các mẫu nhà hiện đại, nhà phố mà còn kết hợp với nhiều phong cách khác nhau tân cổ điển, cổ điển hay các xu hướng kiến trúc mới.

Nhà mái thái là kiểu kiểu kiến nhà theo kiến trúc thấp tầng, chủ yếu là 1 trệt 1 tầng. Các bộ phận trong thiết kế từ phần mái, cửa chính, cửa sổ, mái che đều thể hiện nét kiến trúc Thái đặc trưng.

Mái nhà cấu trúc kiểu mái thái rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay, đa số ở những kiểu nhà 1,2,3 tầng đều sử dụng kiểu mái này. Cũng như tên gọi của nó, mái thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái.

Về sau người ta sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau với đầy đủ mẫu mã như ngói sóng lớn ngói sóng nhỏ hay mái giả đá,.. Phổ biến nhất là kiểu mái chữ A, mái giật cấp có phần mái đua ra khỏi thân nhà, tạo khối cho tổng thể ngôi nhà.

Sự khác nhau:

Nhận diện bằng trực quan thì mái Thái có độ dốc hơn mái Nhật.

Mái ngói dốc Nhật cũng có dạng gần giống với kiểu mái Thái như những mẫu nhà mái Thái ở nước ta, nhưng độ dốc của những mái nhà kiểu Nhật thấp hơn nhiều  so với mái Thái thường là nhỏ hơn <40% độ dốc đủ để thoát được nước mưa và tạo một khuôn mái cân bằng đồng đều đẹp.

Sự giống nhau:

Đặc điểm chung của mái này là ngói dán, có độ dốc, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Và một điểm khá đặc biệt nữa là cả hai loại mái này hầu hết đều sử dụng tôn lợp mái như tôn giả ngói để che chắn cho ngôi nhà của mình

 

 

Xây Dựng Thành Nam sẵn sàng phục vụ quý khách
Cô chú anh chị có nhu cầu xây nhà, sửa chữa cải tạo nhà cũ vui lòng gọi ngay cho Thành Nam để được phục vụ

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon